Gà chọi ở Việt Nam là giống gà có từ lâu đời trên khắp các vùng quê. Giống gà nòi này như một người bạn thân quen của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà chọi sao cho mạnh khoẻ và dũng mãnh là điều không phải tay chơi gà nào cũng biết. Cùng SV388 đi tìm hiểu bí quyết huấn luyện gà chọi đá vô cùng đơn giản.
Nguồn gốc giống gà chọi ở Việt Nam và sự phân bố giống gà trên các miền.
Cái tên gà chọi hay gà nòi được bắt nguồn từ việc người nông dân Việt Nam nuôi giống gà này để phục vụ cho mục đích giải trí hằng ngày tại các vùng quê Việt Nam. Lâu dần, người ta lấy tên gà chọi để gọi cho chúng như một cái tên thân quen và coi chúng là người bạn trong gia đình.
Giống gà chọi ở Việt Nam xuất hiện từ 8000 năm trước xung quanh khu vực Thái Lan và nước ta. Hiện nay, chúng được phân bố khắp mọi miền từ Bắc vào Nam đều nuôi dưỡng gà chọi vừa để đá gà và cũng là để làm nguồn thực phẩm cho con người hằng ngày. Tại Đông Nam Á, giống gà đỏ là xuất hiện nhiều nhất.
Một số giống gà được nuôi dưỡng nổi tiếng ở nước ta ở ba miền đều có. Miền Bắc nổi tiếng với gà Thổ Hà ở vùng đất Bắc Giang và Hải Phòng. Giống gà chọi ở Hà Nội phải kể đến gà Vân Hồ, gà Nghĩa Đô hay gà Nghi Tàm. Ngoài ra, một số tỉnh thành khác đều có dòng gà chọi riêng như Phú Thọ, Nghệ An, Bắc Ninh…
Tại miền Trung, các lò ấp trứng và nuôi gà chọi con cũng xuất hiện rất nhiều ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi. Đặc biệt phải kể đến các trận đá gà chọi Bình Định nổi tiếng của lò gà Hoài Châu, gà Mộc Bài, gà Cát Chánh…
Ngoài ra có thêm các dòng gà ở Tuy Phương là gà Gò Bồi, dòng gà nổi tiếng dũng mãnh của Nguyễn Lữ là gà Bắc Sông Kôn ở vùng đất Tây Sơn. Thêm nữa là gà Phú Tài được nuôi dưỡng chủ yếu ở tỉnh Quy Nhơn nước ta.
Các giống gà nòi được nuôi dưỡng ở miền Nam không hiếm thấy là gà Chợ Lách, chủ yếu xuất hiện ở tỉnh Bến Tre, hay giống gà Cao Lãnh thiện chiến ở tỉnh Đồng Tháp, gà Châu Đốc được nuôi nhiều tại tỉnh An Giang. Tất cả kể trên đều là dòng gà cựa.
Mỗi giống gà đều có ưu điểm nổi trội riêng, nhưng đặc biệt phải kể đến giống gà nòi Chợ Lách nổi tiếng khắp khu vực Đông Nam Á. Không chỉ là một trong những giống gà hiếm mà chúng còn là giống gà thiện chiến và có thể lực cực tốt. Gà nòi Chợ Lách có sức gan lỳ cao, chúng chịu đòn tốt và ra đòn cũng rất nhanh nhẹn.
Phân loại gà chọi Việt Nam
Giống gà nòi Việt Nam được chia thành 2 loại chính là gà đòn và gà cựa. Mỗi loại đều có ưu – nhược điểm khác nhau nhưng đều rất khỏe mạnh và hung hăng chiến đấu với kẻ thù.
Giống gà đòn là gì?
Giống gà đòn có thân hình cao lớn với khung xương rộng và chắc chắn. Lượng cơ bắp của gà đòn cũng rất đáng kể, chúng bao quanh thân gà chọi giúp cho thân hình trở nên rắn rỏi và săn chắc. Gà đòn có thể lực rất tốt, chúng có thể chiến đấu trong khoảng thời gian là 7 tiếng mới phân thắng bại.
Bộ lông sặc sỡ là đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất của gà đòn. Mặc dù quanh vùng cổ và đùi không có quá nhiều lông bao quanh nhưng tất cả đều có một màu đỏ thẫm nổi bật. Chúng có cặp mắt rất sáng và nhanh nhẹn giúp quan sát đối thủ tốt hơn so với các giống gà khác.
Gà đòn thường được nuôi nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Lối chơi của gà đòn đúng như cái tê, chúng dùng đòn để hạ gục đối thủ chứ không sử dụng cựa. Vậy nên thời gian của một trận đấu sẽ kéo dài hơn so với các giống gà khác. Thường một trận đấu sẽ từ 5 đến 7 tiếng.
Trọng lượng của gà đòn sẽ nặng từ 2,8kg đến tầm 4kg, phần thịt tập trung chủ yếu ở bắp chân, cánh và bộ ngực uy vũ của chúng. Một con gà chọi đòn có bộ xương to và cao lớn sẽ là lợi thế cực lớn khi ra đấu trường.
Giống gà cựa là gì?
Gà cựa là một trong hai loại gà chọi ở Việt Nam, chúng dùng cựa để ra đòn kết liễu đối thủ, vậy nên thời gian dài nhất cho một trận đấu chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Những pha ra đòn chính xác, và hiểm hóc có thể khiến đối thủ nhẹ thì trọng thương, không thể chữa lành, nặng thì tử trận ngay tại chỗ.
Gà cựa được yêu thích nhất tại khu vực miền Nam. Người dân Nam Bộ sẽ chăm sóc gà chọi cựa bằng cách tập trung chuốt cho bộ cựa của chúng thật sắc bén, hoặc lắp thêm cựa sắt, cựa dao để gà lên đấu trường tham chiến uy dũng hơn và ra đòn hiểm ác hơn.
Giống gà nòi này khi trưởng thành thường có cân nặng khoảng 3kg, người ta nuôi gà cựa chủ yếu để chiến đấu cá cược chứ không chú trọng vào lối đá và không chiêm ngưỡng những đòn đá siêu việt của gà chọi như cách người dân miền Bắc nuôi gà cựa.
>>> Xem thêm: Cách chơi đá gà trực tuyến thắng chắc 100% – Mẹo nhỏ thắng lớn
Hướng dẫn cách chăm sóc và huấn luyện gà chọi
Nuôi dưỡng và huấn luyện gà chọi khá phức tạp vì chúng không chỉ là vật nuôi để thịt mà còn dùng để giải trí, là bộ mặt của sư kê mỗi khi ra đấu trường. Thú vui nuôi gà chọi chỉ có người trực tiếp nuôi mới thấu được. Người nuôi dù có tốn kém nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ khi chiến kê của mình xuất sắc giành chiến thắng.
Nuôi gà chọi sẽ có nhiều bước, mỗi bước cần một kỹ năng khác nhau, cùng tìm hiểu cách nuôi gà nòi tốt nhất.
Chuồng Gà Nòi
Chuồng nuôi gà chọi là tiêu chí đầu tiên anh em cần chuẩn bị khi bắt đầu chăm sóc gà chiến. Gà nòi cần một môi trường sống riêng biệt, không ở chung với gà cùng giống loài để tránh đá nhau hàng ngày. Cũng không nuôi nhốt cùng các con gà khác để tránh tranh giành thức ăn và xô xát giữa đàn gà.
Chuồng nuôi gà chọi cần làm chắc chắn, cao ráo, có che chắn cẩn thận nhưng cũng cần thoáng đãng để dễ dàng vệ sinh hằng ngày, tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, gây hại cho sức khỏe của gà. Hơn nữa chúng còn có được không gian sinh hoạt rộng rãi và được đi lại tự do, tốt cho sự năng động của gà chọi.
Thức ăn của gà chọi là gì?
Nuôi gà chọi cần cho ăn gì và ăn như thế nào theo từng giai đoạn trưởng thành của gà? Mỗi khi gà lớn thêm một chút, cần thay đổi chế độ ăn giúp nuôi dưỡng sức lực cho gà để chúng thêm khỏe mạnh và thiện chiến. Thức ăn của gà được chia thành 4 giai đoạn theo từng lứa tuổi.
Từ giai đoạn mới nở đến lúc đạt 0,5 kg
Gà chọi có thể trọng nhỏ khoảng 0,5kg sẽ là giai đoạn sơ sinh, chúng chủ yếu vẫn ăn sâu nhỏ hoặc thức ăn chính là cám công nghiệp hạt nhỏ.
Thức ăn cho gà chọi con sau khi tách mẹ
Tỷ lệ thức ăn của gà con tách mẹ sẽ được phân bổ chủ yếu như sau:
- Cám gạo sẽ chiếm khoảng 10% tổng lượng thức ăn mỗi ngày
- Ngô, khoai nghiền được ước tính khoảng 20%
- Thóc hạt vỡ hoặc nghiền sẽ chiếm khoảng 30%
- Cá tươi sẽ được làm sạch và nấu chín khoảng 20%
- Các loại rau, bèo tây chiếm khoảng 20%.
Khi trọng lượng gà chọi đạt từ 1,8 đến 2 kg
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của gà chọi vì chúng cần lượng thức ăn khá nhiều để phát triển toàn diện về thể lực. Lúc này người nuôi gà có thể chọn ra trong đàn gà của mình những chú gà chọi xuất sắc để nuôi dưỡng riêng, huấn luyện chúng thành những chiến kê xuất sắc.
Chú gà có mắt sáng, chân cẳng và đùi dài, săn chắc, bộ lông đen tuyền hoặc đỏ đậm, sẽ được lựa chọn đầu tiên. Sau đó chúng sẽ được cho ăn lúa ngâm nảy mầm. Cũng giống như cách con người ăn rau mầm để đảm bảo không tích mỡ trong các thớ thịt của gà chiến.
Ngoài ra có thể sử dụng thêm thịt đỏ để nuôi gà, tuy nhiên chỉ cần một lượng nhỏ để đảm bảo đủ chất, không cho ăn quá nhiều sẽ khiến gà bị dư đạm, sức bền sẽ bị giảm sút nhiều.
Thức ăn cho chiến kê chuẩn bị thi đấu
Gà chọi chuẩn bị ra chiến trường sẽ được bổ sung chất dinh dưỡng thật tốt. Khẩu phần ăn của chúng trong một ngày sẽ bao gồm:
- Lúa tươi, thóc đã bóc vỏ và nghiền 0,25 kg.
- Rau các loại và bổ sung thêm giá đỗ 0,1 kg.
- Thịt đỏ hoặc lươn để bổ sung thêm đạm 0,1 kg.
Ngoài ra, có thể cho gà ăn thêm nhánh tỏi để tăng sức đề kháng, và khi vào trận, gà chọi sẽ sung mãn hơn, thiện chiến hơn, dễ dàng dành phần thắng hơn.
Một ngày, có thể cho gà ăn 3 bữa, kết hợp với bổ sung nước uống thường xuyên tránh để gà bị quá khát. Nước cho gà chọi uống phải là nước đun sôi để nguội, không dùng nước ao hồ để tránh gà bị nhiễm vi khuẩn không tốt từ nguồn nước.
Máng thức ăn cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để gà không bị ăn phải thức ăn từ bữa trước đã ôi thiu. Hơn nữa, thức ăn cho gà cũng phải được đổ đi nếu thừa hoặc đã dính nước, tránh tạo môi trường sinh ra vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của chiến kê.
Cách tắm rửa đúng cách cho gà nòi
Gà chọi, gà nòi không biết cách tự vệ sinh vì chúng không biết bơi dưới nước. Chúng chỉ có thể dùng mỏ để rỉa lông mà không thể tự làm sạch cơ thể bằng nước. Vậy nên chúng ta cần phải tự tay tắm rửa cho chúng khi nuôi gà chọi đá.
Ngoài ra, gà thường có thói quen vùi mình vào cát và giũ thật sạch cát trên người như một cách tự vệ sinh cho mình.
Vì sao cần dầm cẳng cho gà chọi
Dầm cẳng gà chọi Việt Nam được thực hiện trước ngày chúng lên sàn đấu. Người nuôi sẽ ngâm chân của gà nòi vào một loại nước có công thức riêng biệt để cơ bắp thêm cứng cáp. Bí quyết làm nước dầm cẳng sẽ thường là bí truyền của mỗi sư kê, không tiết lộ ra bên ngoài và không ai giống ai.
Tuy nhiên có một công thức thông dụng hay dùng là một chút rượu trắng pha cùng nước tiểu đồng tử, sau đó đổ vào hỗn hợp muối, phèn chua và nghệ giã nhuyễn. Dung dịch này được ngâm sẵn, khi nào cần dùng thì bôi lên chân gà.
Kinh nghiệm đặt tên cho gà chọi
Đặt tên cho gà chọi là một việc làm thể hiện tình yêu với chiến kê của mình, có nhiều cách đặt tên mà bạn có thể tham khảo từ cái tên dân dã cho đến hoa mỹ. Tuy nhiên mỗi người có một sở thích riêng, chiến kê cũng có nhiều tên riêng như những loài thú cưng khác.
Đặt tên cho gà theo màu lông tơ
Màu lông là đặc điểm dễ dàng nhận diện mỗi chú gà nhất. Bạn có thể chọn tên của gà trùng với màu lông để không bị quên. Ví dụ như với gà lông đen thì có thể gọi là Ô Xám, gà lông đỏ tía gọi là A Tía…
Đặt tên cho gà theo dị tật
Mỗi chú gà đều có một dị thật nhỏ, đôi khi những chú gà có dị thật đặc biệt như gà mắt ếch, gà lác… Một vài cái tên có thể được đặt theo dị tật cả gà để dễ phân biệt. VD như gà bị gù thì đặt là con Gù.
Đặt tên cho gà chọi dựa theo thế đá
Hồi Mã Thương là cái tên mà nhiều anh em dùng để đặt cho gà của mình khi chúng có đặc điểm vào trận đá một cước rồi quay đầu bỏ chạy nhưng sau đó lại quay lại sàn đấu và kết liễu đối thủ.
Ngoài ra còn hàng trăm thế đá mà anh em có thể tham khảo để đặt tên cho gà chọi.
Dùng chính đặc biệt để đặt cho gà
Khi bạn coi chiến kê như một thú cưng thì có thể đặt tên cho gà theo những cái tên đặc biệt như Con Cưng, Bé Ngoan hay Chiến Mã…
Gà chọi hay gà nòi là chiến kê được nhiều anh em nuôi dưỡng và yêu thích. SV388 cũng thường xuyên phát sóng trực tiếp các trận đá gà siêu kinh điển của giống gà này. Muốn tham khảo thêm các chủ đề về gà đá, hãy theo dõi chuyên mục kiến thức về gà để được trải nghiệm những trận đấu đỉnh cao và rinh quà hấp dẫn.