Miền Tây – vùng đất sinh ra những con bạc “khét tiếng”

Trong thời gian gần đây, một số tỉnh giáp ranh biên giới Campuchia như Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Lắk nở rộ tệ nạn cá cược đá gà trực tiếp và các tệ nạn liên quan đến cờ bạc khác.

Hệ lụy đáng sợ từ tệ nạn đá gà

Tệ nạn cá cược đã đem đến không biết bao nhiêu cảnh tang thương, từ cảnh nhà tang cửa nát đến cướp của giết người. Cụ thể, SV388 đã có cơ hội nói chuyện cùng chị N – một người phụ nữ trong vùng quê ở tỉnh An Giang, chị kể rằng thời điểm mới cưới nhau về hai vợ chồng sống vô cùng ấm êm, hạnh phúc, có của ăn của để.

Thế nhưng, vì lâu ngày tiếp xúc với bọn “ma nhậu” ở xóm, lần lần người chồng cũng trở nên “đồng hoá”, nhiễm những thói hư tật xấu của bọn này. Nhiều lần đi kêu chồng về từ các sòng bạc thì nghe chúng xúi giục chồng tôi mặc kệ vợ con đi, tôi nghe mà tức tưởi, nhào vô chửi cái bọn “vô học” ấy.

Y như rằng, tối đến, ông chồng dở thói côn đồ trách móc, đánh đập còn chửi cả con cả hàng xóm. Quá chán nản với cảnh ấy, tôi cùng các con đã bỏ nhà về quê mẹ ở Bến Tre để tá túc.

Nhiều gia đình tan tác vì bộ môn giải trí độc hại này
Nhiều gia đình tan tác vì bộ môn giải trí độc hại này

Chị kể khổ rằng bây giờ đi đâu cũng thoát khỏi những con “ma bạc”, chúng tồn tại ở khắp nơi trên đất miền Tây này. Từ thành phố cho đến thị xã, ở nơi phát triển thì sẽ có “sòng lớn” còn ở những vùng quê thì sẽ có những “sòng nhỏ”. Chị được một số bà cô trong vùng kể rằng, hầu hết các bộ môn cá cược là từ người Campuchia, bên ấy những trò cờ bạc rất phát triển.

Những ai đi làm xuyên biên giới khi về đều “sạch túi” cả, bọn chúng rất nhiều chiêu trò để lôi kéo, dụ dỗ con mồi. Chị kể mà rơm rớm nước mắt, chị nói thêm vì dân trí của những người như mình thấp nên chúng nói gì nghe đó, không suy nghĩ được mất gì nhiều. Đến khi mọi chuyện vỡ lẽ ra thì đã quá muộn rồi.

“Nhậu” là một bộ môn không thể thiếu đối với các tỉnh miền Tây, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể nốc cạn một chén rượu như chơi. Chính vì thói quen, văn hoá uống rượu ăn sâu vào gốc rễ như vậy nên mới có những cuộc tụ họp vô bổ, những thói quen tật xấu cũng từ bàn nhậu mà ra cả.

Nỗ lực xóa bỏ tội phạm cá cược

Trải qua nhiều cuộc chinh phạt của cảnh sát, nhiều đối tượng đã không dám “manh động” dạo thời gian gần đây. Nhưng quay trở về thời điểm lúc dịch Covid bùng phát, không biết bao nhiêu là sòng gà, sòng bài coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của những người thân mình được mở ra, chỉ để mua vui, giải trí trong thời gian rảnh rỗi ở nhà.

Hàng chục chiếc xe hơi hạng sang đậu trong sân trường gà
Hàng chục chiếc xe hơi hạng sang đậu trong sân trường gà

Có thể kể đến một số vụ điển hình như vụ đá gà quy mô 6 tỷ lớn nhất từ trước đến nay đã bị cảnh sát triệt xóa. Thời điểm bị bắt, rất nhiều ông “tai to mặt lớn”, có tên có tuổi đến đây để mua vui cùng bộ môn đá gà.

Trong sân nhà của T – chủ trường gà bạc tỷ này lên đến 7 chiếc xe hơi, 20 chiếc mô tô và hàng xấp cộc tiền mặt 500, 200 ước tính lên đến cả tỷ. Những người đến với sòng gà của T còn được bao ăn, bao ở, có đầy đủ tiện nghi như một khu nghỉ dưỡng thật sự.

Giải pháp gì để triệt phá tệ nạn nơi các tỉnh miền Tây

“Người miền Tây làm đâu ăn đó” – câu nói mà các ông bà ta thường truyền tai nhau cho các thế hệ con cháu. Quả đúng là như vậy, câu nói ấy phản ánh tình hình thực tế của vùng đất nơi đây. Với hệ thống sông ngòi phức tạp cộng thêm tốc độ lún mỗi năm ngày một cao.

Trong một năm đã quá đến nửa năm, người dân nơi đây phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, trôi nhà trôi cửa. Địa thế phức tạp và khó khăn của vùng đất này khiến cho nó bị cô lập với những phần còn lại  của đất nước, vì thế mà kinh tế và con người nơi đây có phần tụt hậu hơn cả.

Cửa ngõ giao thương giữa miền Tây và các vùng biên giới với Lào, Campuchia cũng được quản lý rất sơ sài, ẩu tả nên tạo điều kiện cho các đối tượng xấu buôn lậu, tuồn hàng cấm qua đất Việt.

Chúng gây nên những hệ luỵ vô cùng xấu, ảnh hưởng đến khu vực này nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Một dự báo đáng ngạc nhiên là vào cuối thế kỷ 21, miền Tây sẽ bị nước biển nhấn chìm. Không biết thời điểm đó, dân tộc Việt ta sẽ đi đâu về đâu, trôi dạt đến những miền đất nào để mưu sinh. Thật là một câu chuyện đáng buồn.

Vấn đề xoá bỏ, giải quyết tệ nạn xuyên biên giới cần có sự phối hợp với cơ quan chức năng của các nước. Điều đó đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm lớn trong việc triệt phá cá tệ nạn.

Đồng thời, các chính quyền địa phương cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân những kiến thức về tệ nạn xã hội và hệ luỵ khôn lường của chúng. Chính phủ nên nắm bắt tình hình và tạo điều kiện cho những người dân vùng nghèo khó có thể phát triển, có công ăn việc làm ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *